Ông Alan Schneitz, chuyên gia giáo dục Phần Lan, tiết lộ có ít người biết rằng học sinh ở quốc gia được đánh giá có nền giáo dục hàng đầu này từng được đánh giá ít hạnh phúc nhất thế giớitrong một khảo sát năm 2004.
![]() |
Hơn 200 đại biểu là cán bộ quản lý của các trường phổ thông, chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế tham dự hội nghị |
Những nguyên nhân dẫn đến đánh giá này là môi trường giáo dục không tốt, có khoảng cách cảm xúc giữa giáo viên và học sinh, thiếu sự khích lệ của các bạn cùng lớp…
Những thay đổi sau 20 năm
Để giải quyết, Phần Lan đã tìm cách thay đổi để môi trường học trở nên thân thiện hơn với học sinh.
Với quan niệm mục đích chính của môi trường học là truyền cảm hứng cho học sinh, không gian lớp học đã được thiết kế bớt cứng nhắc nhằm khơi gợi niềm vui học tập. Ngay cả phòng giáo viên cũng được sắp xếp với mục đích tương tự.
“Chúng tôi sử dụng không gian bên ngoài lớp học làm công cụ để hỗ trợ việc học tập” - vị chuyên gia cho hay.
Tại một lớp ở Trường Tiểu học Lautasaari (thành phố Helsinki). Ở đây giáo viên sẽ tự chủ xây dựng bài giảng của mình; có những bài giảng bàn bạc với học sinh để thiết kế. Lớp học có kiến trúc không gian mở, thậm chí hai lớp chỉ cần ngăn bằng vách có thể kéo ra kéo vào, để chi cần thiết thì 2 lớp tổ chức các hoạt động giáo dục chung. Học sinh thoái mái nằm và ngồi. |
Vị này đưa dẫn chứng bằng hình ảnh: 20 năm trước, bàn ghế trong các lớp học được bố trí tách biệt từng chỗ ngồi học sinh, 10 năm trước thì thiết kế dạng bàn tròn theo từng nhóm. Nhưng giờ đây, một lớp học thông thường được thiết kế theo nhiều khu vực, và các em có thể chọn chỗ để học những thứ mà mình thích thú.
Hay 20 năm trước, sân chơi trong trường học cũng không hề có hoạt động nhóm, và học sinh thường tham gia hoạt động thể thao ở ngoài trường. Nhưng từ 10 năm trước, Phần Lan xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng để học sinh có thể chơi thể thao và hoạt động nhóm ngay trong trường học.
Bước chuyển lớn là việc Chính phủ Phần Lan tổ chức chương trình “Schools on the move”(Trường học không ngừng chuyển động), với mục đích tăng cường hoạt động thể chất và giảm thời gian ngồi yên của trẻ trong độ tuổi đi học.
Chương trình bao gồm đào tạo giáo viên, hướng tới việc học sinh chủ động hơn và nhiều năng lượng hơn thông qua các hoạt động thú vị, không để học sinh ngồi yên một chỗ. Bởi vì theo ông Schneitz, học sinh càng ngồi lâu càng dễ chán.
“Học sinh Phần Lan có ít nhất một giờ mỗi ngày để tham gia các hoat động thể thao, phát triển thể chất” - ông Schneizt nói. “Sự tương tác cũng là yếu tố quan trọng. Chúng tôi dùng rất nhiều các môn học để tạo điều kiện cho học sinh làm việc và tương tác với nhau, đặc biệt các em được tham gia hoạt động ngoài trời và hòa vào thiên nhiên rất nhiều”.
![]() |
Trong một lớp học ở trường trung học Makelanrinne (Helsinki). Trường đào tạo chuyên về thể thao, có nhiều học sinh tốt nghiệp từ trường tham gia đội tuyển của quốc gia dự Thế vận hội thế giới. Tại Phần Lan, sau khi học xong THCS, 60% chọn hướng hoc trung học nghề, còn lại vào trung học phổ thông. |
Ông Schneitz cho rằng Phần Lan đã trải qua cuộc cách mạng giáo dục lớn khi số môn học được giảm đi, nội dung kiến thức ít hơn và các hoạt động sáng tạo được bổ sung.
Tương lai học sinh nằm trong tay giáo viên
Phương pháp dạy học cũng được Phần Lan nghiên cứu để thay đổi, trong đó thay vì một, họ sử dụng hai giáo viên ở mỗi lớp học.
Ông Schneizt cũng cho biết, việc đánh giá trong quá trình học tập ở Phần Lan là một phương tiện hỗ trợ học tập chứ không chú trọng vào điểm số hay khiến học sinh tự ti về bản thân.
“Để trẻ em trở thành những học sinh hạnh phúc nhất thế giới hay đưa chúng tôi trở thành nền giáo dục hàng đầu như giờ đây, chìa khóa của các nhà giáo dục là dùng trái tim để giúp việc học tập trở nên hứng thú với các em" - vị chuyên gia Phần Lan nói.
Ông Schneitz nhắc đến tác động của công nghệ với giáo dục và các trường học: “20 năm trước, chúng tôi tin rằng bảng đen là cách chúng ta dạy học. 15 năm trước, chúng tôi nghĩ bảng trắng sẽ thay thế bảng đen. Đến 10 năm trước, khi màn hình chiếu xuất hiện thì chúng tôi tin rằng nó sẽ thay thế tất cả những công cụ trước đây”.
Theo vị này, thế giới đang thay đổi rất nhiều, công nghệ mới đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta giao tiếp và làm việc. Do đó giáo viên cần trang bị cho học sinh sẵn sàng trước những thay đổi.
![]() |
Ông Alan Schneitz, chuyên gia giáo dục Phần Lan |
"Việt Nam hoàn toàn có thể làm được như Phần Lan. Bởi giáo viên Việt Nam có kỹ năng cần thiết và có sự ủng hộ từ phía Bộ GD-ĐT" - vị này khẳng định.
“Học sinh càng có niềm vui thì càng có khả năng tiếp thu và học tập tốt hơn. Có thể nói tương lai của học sinh, của đất nước nằm trong tay chính các giáo viên”.
Bà Anya Eskildsen, Hiệu trưởng Trường Niels Brock (Đan Mạch) cũng cho rằng giáo viên cần trang bị cho học sinh những năng lực mà trí tuệ nhân tạo hay người máy không thể thay thế được.
“Chẳng hạn, một sinh viên muốn vào ngành công nghiệp xe hơi phải biết trước rằng sau này các loại xe đều sẽ thiết kế không người lái. Vì vậy, giáo viên cũng phải biết rằng những kỹ năng nào có thể giúp các em vận dụng khi bước vào thị trường lao động” - bà Anya Eskildsen nêu dẫn chứng.
Tuy nhiên, vị này cho rằng các giáo viên, giảng viên Việt Nam cần “lười” đi một chút trong quá trình giảng dạy.
Với kinh nghiệm liên kết hoạt động với các đại học ở Trung Quốc và Việt Nam, bà nhận thấy giảng viên, giáo viên các nước châu Á rất chăm chỉ, làm rất nhiều việc cùng lúc, nhưng hình ảnh sinh viên ngủ gục trên giảng đường không phải là chuyện hiếm.
“Các thầy cô cần làm ít việc hơn để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên hoạt động tích cực hơn” - bà Eskildsen nói.
Thanh Hùng
Tháng 11 này, Trường phổ thông quốc tế Việt Nam – Phần Lan (VFIS) sẽ được khởi công xây dựng. Đây là mô hình giáo dục Phần Lan đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
" alt=""/>Các nước Bắc Âu thiết kế niềm vui học tập cho học sinh như thế nào?Trong 2 nhiệm kỳ công tác, vị chuyên gia này đã tích cực tham gia vào công việc và thảo luận trực tiếp tại các cuộc họp thường kỳ. Nhờ vậy, ông Hoan đã để lại những dấu ấn Việt Nam trong các hoạt động của ITU, góp phần hiện thực hóa chủ trương tham gia sâu vào các tổ chức quốc tế, thúc đẩy và nâng tầm đối ngoại đa phương.
Trong thời gian ông Hoan đảm nhận vai trò thành viên RRB, Ủy ban này đã ban hành mới, sửa đổi 114 quy tắc thủ tục, giải quyết nhiều vấn đề phát sinh, đồng thời tư vấn cho 2 Hội nghị Vô tuyến Thế giới các năm 2015 và 2019.
Cũng ở khoảng thời gian này, Ủy ban Thể lệ vô tuyến của ITU đã giải quyết 78 trường hợp xin gia hạn đăng ký sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh, hàng chục vụ can nhiễu và tranh chấp về tần số, quỹ đạo vệ tinh giữa các nước, trong đó có nhiều vụ việc phức tạp kéo dài. Các kết luận và quyết định của RRB luôn được các nước thành viên ITU tôn trọng và tuân thủ.
Ông Hoan đã hỗ trợ bảo vệ 2 vị trí quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh mà Việt Nam đang sử dụng chỉ bằng 1 vệ tinh. Đồng thời, đại diện Việt Nam đã hỗ trợ nhiều đề xuất của các nước đang phát triển ở Đông Nam Á như Lào, Indonesia, Malaysia và các nước châu Phi...
Thông qua việc có chuyên gia tham gia tại RRB, Việt Nam đã đóng góp trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề của thế giới về tần số và quỹ đạo vệ tinh. Từ chỗ chỉ đề xuất, góp ý, chuyên gia Việt Nam giờ đây đã tham gia sâu hơn, có tiếng nói, thẩm quyền quyết định.
Việt Nam đã và đang ngày càng có vai trò tích cực, tham gia sâu và rộng trong các hoạt động của ITU, trong đó có các hội nghị lớn như Hội nghị toàn quyền, Hội nghị phát triển Viễn thông Thế giới, Hội nghị Vô tuyến Thế giới.
Riêng trong lĩnh vực thông tin vô tuyến, Việt Nam đã đóng góp nhiều chuyên gia ở vị trí phó chủ tịch các nhóm nghiên cứu của ITU về quản lý tần số, về thông tin di động mặt đất, thông tin vệ tinh. Việt Nam cũng đang trực tiếp xây dựng luật chơi quốc tế trong lĩnh vực viễn thông chứ không chỉ chờ thực hiện luật chơi do các nước khác soạn thảo.
Chia sẻ về cơ hội làm việc tại các tổ chức quốc tế, ông Đoàn Quang Hoan cho rằng, Geneva (Thụy Sĩ) là nơi đáng để các chuyên gia trẻ Việt Nam tìm kiếm việc làm với tư cách chuyên gia quốc tế trong tất cả các lĩnh vực.
Theo ông Đoàn Quang Hoan, để có thể trở thành chuyên gia làm việc ở các tổ chức quốc tế tại Geneva, các bạn trẻ cần có quyết tâm cao và sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về kiến thức, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và kỹ năng ngoại giao.
“Việc tìm kiếm vị trí chuyên gia, nhất là bậc trung và bậc cao hết sức công phu. Cách chuẩn bị và vận động tốt nhất là trực tiếp tham gia vào các hoạt động của tổ chức quốc tế, tham gia tích cực chứ không phải tham gia thụ động”, ông Hoan nói. Ngoài năng lực cá nhân, cũng cần đến sự hỗ trợ hiệu quả của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Bộ quản lý chuyên ngành và Bộ Ngoại giao.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Hoan bày tỏ hy vọng sẽ có nhiều người Việt Nam hơn nữa được bầu và được tuyển dụng vào các tổ chức quốc tế.
Trọng Đạt
" alt=""/>Hành trình ghi danh thế giới của chuyên gia viễn thông ViệtBộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. (Ảnh: quochoi.vn)
Việc thẩm định, cấp phép hoạt động của các công ty làm dịch vụ liên quan đến tài chính; việc thực hiện pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng cũng là những vấn đề thuộc nhóm nội dung chất vấn.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính sẽ trả lời về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; công tác quản lý giá và việc quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: quochoi.vn)
Tư lệnh ngành Ngoại giao cũng trả lời về thực trạng việc triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; công tác hỗ trợ mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tránh bị lừa đảo; hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước vào Việt Nam để phát triển du lịch cũng là các vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực ngoại giao.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao còn trả lời về công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức bộ máy ngành ngoại giao (kể cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài); giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động ngoại giao.
Đây cũng là lần đầu tiên kể từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời chất vấn.
Về cách thức chất vấn, chủ tọa mời từ 3 - 5 đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi, đại biểu nêu chất vấn không quá 1 phút, người được chất vấn trả lời không quá 3 phút/câu hỏi, tranh luận không quá 2 phút cho mỗi lượt chất vấn.
Đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn và tranh luận qua app Quốc hội. Trước khi đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn, mỗi Bộ trưởng có tối đa là 5 phút để phát biểu về vấn đề chất vấn.
Phiên chất vấn được phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Anh Văn" alt=""/>Chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao về giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực